Vị trí đau sỏi thận ở đâu là câu hỏi nhiều độc giả thắc mắc. Hôm nay bài viết sẽ giúp bạn đọc nhận biết được bệnh sỏi thận bị đau ở vị trí nào trên cơ thể, và những cách giúp làm thuyên giảm các cơn đau sỏi thận. Hãy cùng theo dõi nhé!

Vị trí đau sỏi thận ở đâu?
Nhiều người có biểu hiện đau ở thắt lưng mà không biết vị trí đau sỏi thận ở đâu để xem có phải là triệu chứng của bệnh sỏi thận hay không?. Cơn đau có cảm giác xuất phát từ bên trong, co thắt lại khiến người bệnh dù ở tư thế nào vẫn bị đau. Thường hay có biểu hiện buồn nôn và nôn, sốt, gai lạnh người hoặc tiểu ra máu đi kèm. Các cơn đau thường duy trì trong khoảng 20 phút đến một tiếng đồng hồ. Thậm chí có cơn đau kéo dài trong vài giờ. Cũng có những trường hợp người bệnh sỏi thận chỉ xuất hiện các cơn đau âm ỉ, nguyên nhân là do sỏi của người bệnh nằm ở vị trí bể thận.
Biểu hiện rõ ràng nhất khi mắc bệnh sỏi thận là các cơn đau quặn thắt. Khi trong thận có sỏi xuất hiện, đường tiết niệu sẽ bị các viên sỏi kích thích, khiến đường tiết niệu bị co thắt, bóp chặt gây tắc đường tiểu. Khi đường dẫu nước tiểu ra ngoài bị ứ tắc, nước tiểu không đẩy ra ngoài được khiến gia tăng áp lực lên vùng bể thận, gây ra các cơn đau sỏi thận.
Bạn nên xem

Các cơn đau do sỏi thận thường bắt đầu ở vùng sườn lưng, ở một bên hoặc cả hai bên, vùng hạ sườn. Sau đó cơn đau tiếp tục lan dần từ vùng hố thắt lưng xuống phía dưới hay ra phía trước đến hố chậu, đùi, có thể lan sang cả bộ phận sinh dục.
Cách làm giảm cơn đau sỏi thận hiệu quả?
Vậy bạn đã hiểu vị trí đau sỏi thận ở đâu. Vậy nếu bị sỏi thận thì cách giảm cơn đau sỏi thận như thế nào? Việc đầu tiên nên làm đó là cân bằng chế độ ăn uống. Người bệnh sỏi thận cần chú ý lượng canxi đưa vào cơ thể hàng ngày, nếu lượng canxi cơ thể hấp thụ quá nhiều sẽ gia tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Thứ hai, người bệnh cần phải uống đủ nước để thanh lọc cơ thể. Người bệnh sỏi thận nên uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày, vừa giúp loại bỏ những viên sỏi nhỏ ra khỏi cơ thể qua đường tiểu, vừa giảm nguy cơ hình thành sỏi mới.
Vì các cơn đau sỏi thận là do đường tiết niệu bị ứ tắc. Vì thế để thuyên giảm các cơn đau ấy cần phải “dọn dẹp”, làm thông thoáng đường tiết niệu. Người bệnh cần dùng các thuốc chống viêm, chống sưng để giảm đi sự phù nề, giúp giảm đau và giảm co thắt, chống nhiễm trùng bằng kháng sinh. Tất nhiên là cần theo đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Có thể dùng thuốc visceralgin tiêm vào tĩnh mạch hoặc dùng một số loại thuốc chữa trị tán sỏi thận giảm đau chống viêm để làm giảm cơn đau.
Ngoài ra, để làm giảm những cơn đau từ sỏi thận, người bệnh có thể sử dụng thuốc sỏi thận có thành phần dược liệu từ tự nhiên. Đây là biện pháp được nhiều người áp dụng do tính an toàn và hiệu quả lâu dài mà các vị thảo dược thiên nhiên mang lại. Trong số đó phải kể đến như trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi, hương phụ, nhân trần, kim ngân hoa, uất kim,… Các vị thuốc này giúp cải thiện chức năng gan mật, làm tan sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan, chống viêm túi mật, giúp kháng khuẩn kháng viêm, cân bằng hệ thống gan và mật, ngăn ngừa được nguy cơ tái phát sỏi thận, giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm do sỏi thận gây ra.
Vậy là bạn đã hiểu được vị trí đau sỏi thận ở đâu và cách giảm cơn đau sỏi thận hiệu quả rồi phải không nào? Chúc các bạn điều trị sỏi thận hiệu quả!