Tác hại của bệnh sỏi thận là gì, hậu quả khi mà không điều trị bệnh sớm hoặc do sỏi thận quá lớn gây ra đối với cơ thể như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được lời giải đáp cho những thắc mắc này. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để có thêm kiến thức về căn bệnh phổ biến này.

Bạn nên xem:
Nội Dung Bài Viết
Đôi nét về sỏi thận
Sỏi thận dễ hình thành ở bể thận, đài thận và nơi tiếp nối giữa bể thận với niệu quản. Thường gặp trong bể thận, đài thận và ít khi gặp ở nhu mô thận, qua phim chụp thận có thấy một hoặc một vài hình tròn, bầu dục hoặc khối tam giác xuất hiện nhiều, thường trơn nhẵn bên nhưng cũng có khi không nhẵn.
Sỏi thận là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tiết niệu. Về thận nặng nhất là viêm rồi suy thận nếu sỏi thận tồn tại trong quá thể quá lâu, kích thước quá lớn làm xước niêm mạng của các bộ phận mà sỏi thận lưu trú gây tổn thương.
Sỏi thận được chia ra rất nhiều loại như là:
- Sỏi canxi oxalic;
- Sỏi canxi phốt phát;
- Sỏi cysteine;
- Sỏi axit uric;
- Sỏi amoni-magie photphat;
- Sỏi purine.
Xem thêm: triệu chứng sỏi thận
Vậy tác hại mà sỏi thận gây ra nếu như không được điều trị kịp thời là gì? Mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây để có được câu trả lời.
Biến chứng và tác hại của bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, bởi vậy mà sỏi thận khi không được phát hiện để điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ phải đối mặt với 1 số tác hại như sau:
Tác hại 1: Tác hại của sỏi thận là gây tắc nghẽn niệu đạo gây ra ứ đọng nước tiểu trong thận, trong niệu quản gây ra thận ứ nước, trong bàng quang gây căng tức bàng quan, đi tiểu không đều
Tác hại 2: Tổn thương cục bộ khi thận có kích thước đủ lớn sẽ ma xát với niêm mạc cơ quan trong thận, niệu quản, bàng quang gây ra xước niêm mạc dẫn đến viêm nhiễm

Tác hại 3: Nhiễm khuẩn nếu tình trạng tổn thương lâu ngày không được giải quyết từ những tổn thương ở trên.
Tác hại 4: Mô thận bị thay thế bởi mô mỡ.
Tác hại 5: Suy giảm chức năng thận là chức năng lọc máu, điều hòa thể tích máu, các chất hòa tan trong máu, độ PH của dịch ngoại bào, quá trình tổng hợp các tế bào máu và tổng hợp vitamin D gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Biểu hiện của bệnh sỏi thận
Với cuộc sống và công việc bận rộn như hiện nay, chúng ta rất dễ bỏ qua những vấn đề về sức khỏe, rồi một khi cơ thể xuất hiện triệu chứng báo hiệu, lúc đó mới vội vã lo lắng, khi đó phải chăng đã muộn? Do đó mà khi cơ thể mới có những dấu hiệu dù nhỏ nhất chúng ta cũng cần để cao cảnh giác.
Một số triệu chứng của bệnh sỏi thận mà bạn đọc nên chú ý đó là:
- Thường cảm thấy đau nhức kèm theo dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa,…;
- Trong nước tiểu có lẫn máu;
- Sỏi thận có biểu hiện gì? Là đi tiểu đau hoặc tiểu khó;
- Xuất hiện những kích thích đau lan từ hai bên tới háng ;
- Gây ra phần thắt lưng hay phần bụng xuất hiện những cơn đau nhói;
Xem thêm: biến chứng sỏi thận
Cách phòng tránh sỏi thận
Để tránh được tác hại của bệnh sỏi thận và tránh được nguy cơ bị mắc bệnh sỏi thận thì bạn cần chú ý:
Nên uống thật nhiều nước: Bởi nếu uống nước đủ sẽ làm máu lưu thông tốt hơn hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt hơn ưu điểm nữa là nó giúp đào thải các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật. Tùy vào tính chất công việc và trọng lượng cơ thể mà nhu cầu uống nước của mỗi người là khác nhau.

Hạn chế uống những loại nước mà chứa quá nhiều đường: Để tránh được bệnh bạn cần chú ý tránh uống nước có chứa quá nhiều đường, nhất là trường hợp của người béo phì đái tháo đường tăng huyết áp quan trọng là một số trường hợp đặc biệt cần thận trọng khi uống nước như người bị suy tim- suy thận… nên hỏi kĩ bác sĩ điều trị để có một chế độ nước phù hợp.
Có chế độ ăn hợp lý: Nên cân đối giữa các nhóm thức ăn như bột – đường – mỡ – vitamin không nên chỉ ăn một thực phẩm rau quả nào nhất là ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi cũng sẽ khiến cơ thể dư thừa canxi bởi lượng canxi dư thừa sẽ tích tụ hình thành sỏi.
Tránh ăn quá mặn hoặc ăn quá nhiều thịt: Thói quen ăn mặn hoặc ăn nhiều chất đạm thịt cũng là một nguy cơ gây sỏi thận. Nguyên nhân là muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu nó kích thích bài tiết chất canxi và cystine gây ra sỏi hơn nữa chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.
Tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ: Hàm lượng cholesterol tăng cao khi ăn quá nhiều chất dầu mỡ cũng hình thành nên sỏi.
Nên dùng nước chanh: Trong nước chanh có thành phần citrate và các loại trái cây nước trái cây tồn tại hàm lượng tự nhiên cao rất tốt cho việc ngăn chặn sỏi thận nhưng nên uống nước chanh không đường vì đường có tác hại là làm tăng nguy cơ sở thận.
Tạo thói quen vận động: Nên vận động, luyện tập thể thao thường xuyên cũng là một phương pháp để ngăn ngừa được sỏi thận.
Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate: Bởi thành phần oxalat là một loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi ví dụ như đồ uống như soda trà đá sô cô la cây đại hoàng hay dâu tây và các loại hạt
Qua bài viết trên đây bạn đọc cũng có thể biết được những tác hại của bệnh sỏi thận gây ra và biết cách phòng ngừa bệnh. Vậy nên, để hạn chế không phải sử dụng các loại thuốc chữa sỏi thận bằng Tây vì sợ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe trong quá trình sử dụng lâu dài, thì bạn nên chú ý phòng tránh bệnh trước khi nó xảy đến. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!