Bệnh sỏi mật gây ra những cơn đau đột ngột cho người bệnh, nghiêm trọng hơn khi sỏi mật không được điều trị kịp thời. Bài viết này giới thiệu các bài thuốc trị sỏi mật hiệu quả được nhiều người tin dùng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi mật hiệu quả trong đó có cách chữa sỏi mật bằng những bài thuốc đông y rất tốt.

Nội Dung Bài Viết
5 BÀI THUỐC ĐÔNG Y TRỊ SỎI MẬT HIỆU QUẢ NHẤT
Dưới đây là 5 bài thuốc trị sỏi mật từ dân gian tiêu biểu giúp điều trị sỏi mật hiệu quả mà các lương y đã dày công nghiên cứu và lưu truyền
Bài thuốc dân gian trị sỏi mật từ trái sung
Trái sung là loại quả quen thuộc ở nhiều miền quê của Việt Nam và từ lâu sung được biết đến như một loại thuốc quý. Trái sung còn có thể làm bài thuốc trị sỏi mật vô cùng hiệu quả. Theo Đông y, trái sung có vị ngọt, hơi chát có thể giúp kiện tỳ, ích vị, nhuận thế lợi hầu, thậm chí là giải độc cho cơ thể…Quả sung có khả năng chữa trị nhiều căn bệnh như viêm loét dạ dày, viêm họng, viêm khớp… và đặc biệt sung có thể giúp đào thải sỏi mật ra khỏi cơ thể người bệnh.
Bài thuốc trị sỏi mật từ quả sung được các lương y chia sẻ như sau:
Chọn những quả sung tươi không quá già hoặc quá non, sau đó rửa sạch để ráo nước rồi thái lát mỏng ngang quả hoặc lấy dao đập dập. Tiếp theo đem sao cho khô và vàng đều rồi đổ chúng xuống nền gạch sạch (hạ thổ), sau một thời gian ngắn thì cất để nơi khô ráo thoáng mát để chế thuốc.
Hàng ngày, lấy khoảng 200g sung khô đem sắc lấy nước và chia uống thành nhiều lần trong ngày sau mỗi bữa ăn. Kiên trì dùng từ 2 – 6 tháng là sẽ thấy có kết quả khả quan, sỏi mật sẽ bị tiêu dần và đào thải khỏi cơ thể người bệnh.

Bài thuốc trị sỏi mật từ cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu có khắp mọi miền nước ta và có nhiều tên khác như: vườn trầu, màn trầu, cỏ xước… Cỏ mần trầu thường có vị ngọt, hơi đắng và có tính mát, giúp Bổ huyết, hành huyết, lợi tiểu, giải độc và làm mát gan. Cỏ mần trầu thường được dùng ở các trường hợp bệnh hư tổn, chướng bụng, tiểu tiện không thông, phong thấp, sốt rét, sốt, gan nóng, huyết áp cao.
Với các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa của con người như gan nhiễm mỡ, viêm túi mật hay bệnh sỏi mật thì cỏ mần trầu cũng góp phần không nhỏ trong việc điều trị. Cỏ mần trầu cả cây được sử dụng làm thuốc ở dạng tươi và khô.
Bài thuốc trị sỏi mật từ cỏ mần trầu được kết hợp với các loại thảo dược khác như:
lá đinh lăng,nhân trần,kim tiền thảo, rau má, và là hương nhu trắng. Mỗi loại lá này đều cần được rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô. Khi bào chế thành thuốc, sử dụng khoảng 200g mỗi loại sau đó hãm với nước sôi và ủ trong ấm nước từ 10 -15 phút là có thể uống. Người bệnh có thể pha và uống thay nước lọc hàng ngày.
Bài thuốc nam trị sỏi mật từ rau ngổ
Rau ngổ là tên gọi ở miền Bắc hay còn được gọi là rau om của người dân miền Nam là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ngon của người Việt. Ngoài việc làm gia vị trong các món ăn, rau ngổ cũng là một vị thuốc đông y trị sỏi mật cực kỳ hiệu quả
Trong việc điều trị sỏi mật, người bệnh có thể sử dụng rau ngổ tươi hoặc rau ngổ khô đều được. Cách làm cụ thể như sau:
Với rau ngổ tươi, bạn đem rửa sạch để ráo nước sau đó giã hoặc xay để lấy nước cốt uống hàng ngày, có thể bảo quản tủ lạnh để uống nhiều lần trong ngày; Rau ngổ khô được chế từ ra ngổ tươi, rửa sạch phơi khô bảo quan nơi khô ráo thoáng sau đó sắc nước uống hàng ngày thay nước sôi. Nếu sử dụng từ hai đến ba tháng sẽ đem lại hiểu quả tuyệt vời

Cây thài lài tía – cây thuốc nam trị sỏi mật
Thài lài tía là một loại cây cảnh được trồng nhiều ở nước ta, nó còn được biết đến với một số tên gọi khác như hồng trai hay trai thài lài. Trong đông y, thài lài tía có vị mát ngọt, cực kỳ tốt trong việc thanh nhiệt giải độc, mát gan, chữa trị các bệnh sưng đau mắt, vết bỏng…
Riêng với người bị sỏi mật, thài lài tía sẽ phát huy công dụng đặc biệt khi được kết hợp cùng các vị thuốc khác như bạch mao căn, kim tiền thảo, nhân trần, màng mề gà phơi khô, chi tử, chỉ xác, rễ bí đỏ, trần bì, chỉ xác. Khi sử dụng làm thuốc, mỗi vị lấy khoảng 20g sau đó trộn lẫn sắc với ba bát nước, đun sôi khi nào nước trong nồi cô lại còn khoảng một bát là được. Người bệnh pha ra và uống dần trong ngày.

Bài thuốc dân gian trị sỏi mật từ đu đủ non
Đu đủ trong Đông y còn gọi là Mộc qua, đây không chỉ là loại quả ngọt mát được nhiều người yêu thích. Đu đủ còn là vị thuốc chữa trị các bệnh về tim mạch hay đái tháo đường… Riêng với người mắc bệnh sỏi mật, trái đu đủ xanh có công hiệu điều trị rất tốt.
Cách dùng đu đủ non làm thuốc như sau:
Phải chọn loại đu đủ xanh (không quá non), cắt bỏ phần đầu và đuôi để lấy hết hột bên trong đem rửa sạch. Sau đó cho một chút muối và đem hấp cách thủy cho đến khi đu đủ chín thì người bệnh ăn. Mỗi quả đu đủ được dùng trong một ngày, ăn liên tiếp trong 7 ngày sau đó có thể siêu âm để thấy được kết quả thần kỳ trong việc trị sỏi mật.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRỊ SỎI MẬT BẰNG ĐÔNG Y
- Không nên dùng thuốc quá liều: Nhiều người nghĩ đông y là thuốc lành tính nên có thể uống nhiều cung không sao. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm, bất kể điều trị bằng tây y hay đông y thì thuốc đều cần phải uống đúng liều lượng mới đem lại hiệu quả.
- Không nến kết hợp thuốc tùy tiện: Thuốc đông y cũng cần uống đúng vị, đủ vị không nên kết hợp thuốc một cách tùy tiện nếu như không nhận được sự đồng ý của thầy thuốc.
- Kết hợp thể dục thể thao: Tăng cường rèn luyện sức khỏe, thể dục thể thao một cách hợp lý nhất. Thường xuyên vận động để khí huyết lưu thông.
- Ăn uống hợp lý: Nên ăn thanh đạm và bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể như các loại vitamin và protin có nhiều trong rau xanh, hoa quả và thịt. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các vitamin bằng đường uống trực tiếp.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Tránh căng thẳng, stress thường xuyên, luôn giữ trạng thái thư giãn, vui vẻ.
Hi vọng cách điều trị bệnh sỏi mật với 5 bài thuốc nam từ thiên nhiên đơn giản dễ tìm, dễ thực hiện trên đây sẽ giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau từ sỏi mật. Tuy nhiên, các lương y cũng khuyến cáo người bệnh và gia đình phải kiên trì thực hiện để có kết quả tốt nhất.